Đối với người dân Nhật Bản, rượu sake văn hóa Nhật Bản là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, không chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn. Ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt của rượu sake là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.
Lịch sử của rượu sake
Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật, khác với các loại rượu cất gọi là Shochu.
Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.
“Ghi chép về Phong thổ xứ Harima” (khoảng năm 716) có ghi chép về cách nấu một thứ rượu gọi là Kabi khá giống với phương pháp nấu Sake ngày nay. Seishu, thứ gần như Sake và hiện nay vẫn được Luật Thuế Rượu của Nhật Bản coi là bao gồm cả Nihonshu (Sake) cũng được nhắc đến lần đầu trong tài liệu này. Các kỹ thuật nấu Sake thời kỳ Heian được thể hiện tập trung qua cách nấu rượu Hadaisen, một “nhãn hiệu” nổi tiếng trong loại rượu Soboshu được nấu tại các chùa. Hadaisen được coi là thứ Seishu đầu tiên và cũng là thứ Sake đầu tiên.
Cách sản xuất rượu Sake
Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Ban đầu, người ta xay gạo rồi nấu chín nó trong nước sạch. Công đoạn tiếp theo là ngâm gạo. Kỹ thuật xay xát gạo thuở sơ khai khá độc đáo: Mỗi người trong làng đều phải nhai gạo, kê để nghiền nhỏ nó theo phương pháp thủ công rồi nhổ vào nồi nấu rượu. Quá trình này cũng tạo ra một loại enzyme cần thiết cho quá trình ủ men rượu.
Gạo là loại lương thực chủ yếu của người Nhật, đồng thời gạo cũng là nguyên liệu chính để tạo nên rượu sake. Trong quan niệm của người Nhật Bản, thần của rượu sake chính là thần mùa màng. Vì thế, rượu sake giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều lễ hội tôn giáo cũng như trong các sự kiện quan trọng. Nét đặc sắc của rượu sake so với các loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắt nguồn từ vị trí địa lý của Nhật Bản.
Thưởng thức rượu sake văn hóa Nhật Bản
Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại Sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống Sake nóng. Sake nóng, gọi là Atsukan, được dùng trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là Choko.
Để hâm nóng Sake, người ta chuyển Sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước nóng cho tới khi Sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên.
Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt rượu Sake nữ và Sake nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.
Chén uống Sake cũng có nhiều loại, thường rất trang trọng. Sakazuki là chén nhỏ và nông, thường được sử dụng phổ biến nhất. Trang trọng hơn nữa là Masu, có hình dạng như chiếc hộp hình vuông. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, Sake có thể uống bằng ly thủy tinh.
Trong những ngày mùa Đông lạnh , rót một ly rượu sake nóng ấm vào ly, cầm ly rượu trong hai lòng bàn tay ủ ấm , lắc nhẹ để cảm nhận được mùi thơm của hương gạo bốc lên ,nhẹ nhàng uống một chút rượu , để nước rượu trong miệng vài dây, sau đó nhẹ nhàng từ từ , nhẹ nhàng qua cổ để thưởng thưởng ngoạn hết cái thơm của rượu , và cái ngon của loại rượu sake này.
Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật Bản có phong tục dâng cúng rượu sake lên các vị thần linh rồi sau đó mới dùng để thưởng thức trong bữa ăn. Uống rượu sake Nhật Bản được coi như là sự đánh dấu của một cam kết, đánh dấu việc thực hiện một lời hứa nào đó. Ở lễ cưới truyền thống của người Nhật, cô dâu và chú rể sẽ được mời uống “3 hớp, 3 chén” rượu sake trong cùng một chén biểu tượng cho lời hứa chia sẻ ngọt bùi cũng như đắng cay trong cuộc sống.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét